Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Ở Trung Quốc đang hình thành cả một thế hệ không hề biết đến Facebook, Google hay Twitter, chỉ tìm kiếm bằng Baidu, lướt Weibo, nhắn tin qua Wechat và mua hàng hóa bằng Alibaba

Anh Wei Dilong, một thanh niên 18 tuổi sống tại Liuzhou-Trung Quốc là một người bình thường tương tự như bao người khác, anh không hề biết Google hay Twitter là gì. Tuy anh Dilong có nghe qua về Facebook nhưng anh lại nghĩ nó giống công cụ tìm kiếm trực tuyến Baidu của Trung Quốc mà không biết đây là trang mạng xã hội nổi tiếng nhất thế giới.


Nguyên nhân của sự lạ lùng trên đến từ chính sách ngăn chặn, bảo hộ của chính phủ Trung Quốc. Trong suốt 10 năm qua, Trung Quốc đã chặn hàng loạt ứng dụng công nghệ nổi tiếng như Google, Facebook, Twitter, Instagram cùng hàng nghìn trang web nước ngoài như tờ báo trực tuyến New York Times hay thậm chí là trang từ điển mở Wikipedia.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại tp hcm
Thay vào đó, Trung Quốc cho phát triển hàng loạt ứng dụng công nghệ và trang web thay thế có dịch vụ tương tự, nhưng chúng đi kèm với rất nhiều kiểm duyệt của chính phủ.

Giờ đây, nhiều thế hệ Trung Quốc lớn lên mà không biết những thứ phổ biến bên ngoài thế giới là gì, tạo nên màng ngăn giữa gần 1,4 tỷ dân nước này với 6 tỷ dân còn lại trên thế giới. Điều nguy hiểm hơn là nhiều người Trung Quốc không quan tâm họ bị ngăn chặn những thông tin gì trên mạng và bị cô lập ra sao với phần còn lại của thế giới.

Các công ty công nghệ quốc tế vỡ mộng

Năm 2000, Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đã từng phát biểu rằng tăng trưởng Internet sẽ giúp xã hội Trung Quốc cởi mở hơn.

"Trong thế kỷ mới, tự do sẽ được lan truyền bằng điện thoại và modem Internet", ông Clinton nói.

Tuy nhiên, kỳ vọng thâm nhập thị trường Trung Quốc của các hãng công nghệ Mỹ đã nhanh chóng tan thành mây khói khi hết eBay, Google, Facebook cho đến những trang thông tin nước ngoài lần lượt phải rút khỏi thị trường lớn nhất thế giới này.

Trong nửa đầu năm 2018, chính quyền Bắc Kinh đã siết chặt quy định về an ninh mạng, qua đó đóng cửa hoặc rút giấy phép của hơn 3.000 website.

Bất chấp điều đó, nhiều tập đoàn công nghệ lớn vẫn cố gắng thâm nhập vào thị trường số 1 thế giới này. Hãng Google đã xây dựng cả một hệ thống tìm kiếm có kiểm soát riêng cho Trung Quốc trên điện thoại nhằm đáp ứng yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh để được xem xét chấp nhận vào thị trường này. Trong khi đó, hãng Facebook đã nhận được giấy phép hoạt động kinh doanh tại tỉnh Zhejiang chỉ trong vài giờ trước khi bị rút phép không rõ lý do.

Thậm chí ngay cả khi xâm nhập được thị trường Trung Quốc, các ông lớn ngành công nghệ sẽ gặp vô vàn khó khăn. Một nghiên cứu của 2 chuyên gia kinh tế từ Đại học Bắc Kinh và trường Stanford University cho thấy các sinh viên Trung Quốc không mặn mà với những thông tin bị kiểm duyệt.

Hai chuyên gia kinh tế này đã đưa ứng dụng vượt tường lửa cho gần 1.000 sinh viên tại Bắc Kinh nhưng gần một nửa trong số họ không sử dụng. Số còn lại có dùng cũng không để đọc các trang web nước ngoài bị chặn mà cho mục đích khác.

Rõ ràng, chính quyền Bắc Kinh không chỉ bảo hộ ngành công nghệ thông tin trong nước mà còn thiết lập một môi trường để người dân không cần đến những thông tin bị kiểm duyệt.
dịch vụ kế toán trọn gói quận tây hồ
"Tôi lớn lên cùng với Baidu (một ứng dụng tìm kiếm phổ biến ở Trung Quốc tương tự Google trên thế giới), bởi vậy tôi đã quen dùng chúng hơn so với các ứng dụng khác", cô Zhang Yeqiong, một chuyên viên chăm sóc khách hàng thương mại điện tử ở Xinji-Trung Quốc cho hay.

Không cần Google hay Facebook

Câu chuyện không cần Google, Facebook hay chấp nhận bị kiểm soát Internet của cả một thế hệ Trung Quốc bắt nguồn từ thập niên 1980. Đây là thời kỳ phức tạp liên quan đến địa chính trị và có vô số học sinh, sinh viên đòi xóa bỏ hệ thống kiểm duyệt trên Internet.

Một trong số đó là blogger Han Han với hơn 40 triệu người theo dõi trên Weibo, một trang mạng xã hội tương tự như Facebook cực kỳ nổi tiếng ở Trung Quốc.

Tuy nhiên theo tờ New York Times, ngày nay giới trẻ không còn mặn mà với sự phản đối này nữa, họ chấp nhận sự kiểm duyệt như một điều hiển nhiên. Ngay cả anh Han Han, hiện đã 35 tuổi cũng không còn thiết tha phản đối gì, thay vào đó anh tập trung kinh doanh trên Weibo nhờ lượng lớn người theo dõi.

Giờ đây, giới trẻ và hầu như toàn bộ người Trung Quốc chẳng quan tâm Facebook, Google hay Twitter là cái gì, cũng chẳng để ý báo chí nước ngoài và các quốc gia trên thế giới có chuyện gì. Họ chỉ nghe những thông tin đã được chính quyền Bắc Kinh kiểm duyệt, tìm kiếm bằng Baidu, lướt Weibo, nhắn tin bằng Wechat, mua hàng bằng Alibaba…

Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là đời sống của người dân Trung Quốc đã dần cải thiện hơn trước. Khảo sát của hãng Tencent vào tháng 3/2018 cho thấy 80% số thanh thiếu niên sinh sau năm 2000 nhận định Trung Quốc hiện đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử hoặc đang ngày càng tốt hơn. Khoảng 80% cũng cho biết họ khá lạc quan với tương lai đất nước.
trung tâm đào tạo kế toán quận thủ đứcCô Shen Yanan, nhân viên kỹ thuật 28 tuổi tại thành phố Baoding cho biết Trung Quốc là một quốc gia tươi đẹp và cô sẽ làm bất cứ điều gì để nó trở nên tốt hơn. Cô Shen cũng đi du lịch nước ngoài vài lần nhưng không hứng thú với các thông tin kiểm duyệt hay những ứng dụng bị cấm ở Trung Quốc. Mặc dù cô Shen có dùng Google Maps vài lần để dò đường nhưng cô vẫn cho rằng tại Trung Quốc, họ có đầy đủ các ứng dụng mà người dân cần.

Trong khi đó, nhiều công dân Trung Quốc lại gặp khó khăn khi sống ở nước ngoài bởi họ phải học lại từ đầu cả một hệ thống công nghệ, ứng dụng không có ở quê nhà. Anh Perry Fang, một du học sinh 23 tuổi tại Sudney-Australia cho biết mình đã phải làm quen lại từ đầu với hàng loạt website cũng như Google, Facebook, Youtube… để có thể tái hòa nhập với xã hội bên ngoài Trung Quốc.


Khi trở về quê nhà nghỉ lễ, anh Fang cảm thấy khá khó chịu khi nhiều nội dung trên Internet bị kiểm duyệt cũng như không thể sử dụng các ứng dụng như Google hay Youtube.

"Những ứng dụng của Trung Quốc trở nên vô dụng khi chúng ra nước ngoài, trong khi Google lại có thể dùng ở rất nhiều quốc gia khác nhau", anh Feng phàn nàn.

Quay lưng với Mỹ, Alibaba và Tencent tìm đến Đông Nam Á

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang, 2 hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc - Alibaba và Tencnent, có xu hướng rút khỏi các thương vụ tại Mỹ và chuyển về đầu tư vào các thị trường gần với quê nhà hơn.

Theo Forbes, vài năm gần đây, cả 2 gã khổng lồ Alibaba và Tencent đều tuyên bố đầu tư hàng tỷ USD thâu tóm tài sản Mỹ nhằm tìm kiếm cơ hội tăng trưởng mới bên ngoài thị trường đã bão hoà trong nước. Tuy nhiên, giờ đây các thương vụ như vậy đang ngày càng ít đi khi lãnh đạo 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới liên tục đưa ra những cáo buộc về thương mại và áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hoá của nhau.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Trong bối cảnh đó, cả Alibaba và Tencent đều chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào châu Á và thường đối đầu nhau trong các thương vụ đầu tư nhằm thu hút lượng người dùng sành công nghệ tại khu vực dân cư đông đúc này.
dịch vụ kế toán trọn gói quận bai bà trưng
Từ đầu năm đến nay, Alibaba đã tham gia vào các thương vụ trị giá hơn 2,8 tỷ USD tại châu Á, vượt xa con số 497 triệu USD đầu tư vào Mỹ, theo Dealogic. Trong khi đó, Tencent đã rót gần 1 tỷ USD vào các thương vụ tại châu Á từ đầu năm, gấp khoảng 4 lần so với 250 triệu USD hãng này cam kết cho các giao dịch đầu tư tại Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Xinhua mới đây, người đồng sáng lập Alibaba - Jack Ma cho biết căng thẳng thương mại leo thang là lý do đẫn đến sự thay đổi trong chiến lược của ông. Tỷ phú giàu thứ 3 tại Trung Quốc tuyên bố Alibaba sẽ không thể tạo 1 triệu việc làm cho Mỹ như lời hứa ông đã đưa ra với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm ngoái. Ông cũng cảnh báo rằng chiến tranh thương mại có thể kéo dài tới 20 năm và các doanh nghiệp nên tự chuẩn bị cho những căng thẳng ngày càng leo thang.

Tuyên bố của Jack Ma được đưa ra trong bối cảnh cả Mỹ và Trung Quốc có những động thái nhắm vào nhau. Đầu tuần này, Wasington chính thức áp thuế lên thêm 200 tỷ USD hàng hoá từ Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đáp trả bằng việc đánh thuế lên 60 tỷ USD hàng hoá Mỹ nhập khẩu vào nước này. Hôm thứ 2, Bắc Kinh công bố sách trắng về xung đột thương mại song phương đang diễn ra với Mỹ, trong đó cáo buộc chính quyền Tổng thống Donald Trump "bắt nạt" về thương mại và đe dọa kinh tế.

Brock Silvers, giám đốc điều hành hãng tư vấn đầu tư Kaiyuan Capital, có trụ sở tại Thượng Hải, cho rằng Alibaba sẽ không có nhiều thương vụ đầu tư vào Mỹ trong tương lai gần. "Alibaba có thể sẽ quyết định tập trung hơn vào đầu tư tại châu Á cho đến khi thấy được những cải tiến đột phá trong chiến tranh thương mại", Silvers nhận định.

Đối với cả Alibaba và Tencent, Đông Nam Á là thị trường đặc biệt hấp dẫn để đầu tư, nhờ vị trí gần với Trung Quốc và lượng người dùng internet đang tăng chóng mặt.
dịch vụ rà soát sổ sách kế toán
Số người dùng internet tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được dự báo sẽ cán mốc 350 triệu người vào cuối năm nay, trở thành khu vực có lượng người dùng internet lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, theo Jefferies Group. Mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở thành một kênh quan trọng để tiếp cận nhóm người này, với toàn thị trường được dự báo đạt giá trị 40 tỷ USD trong 2 năm tới.

Cả Alibaba và Tencent đều đang tăng dần đầu tư tại khu vực này. Hồi tháng 3, Alibaba đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada - nền tảng thương mại điện tử của Singapore. Cuối năm 2017, hãng này cũng đầu tư 1,1 tỷ USD vào trang thương mại điện tử Tokopedia của Indonesia.

Trong khi đó, Tencent, hiện sở hữu 36% cổ phần tại Sea - công ty thường được gọi là "Tencent Đông Nam Á". Có trụ sở tại Singapore, Sea cung cấp dịch vụ giải trí số, game cùng nền tảng thương mại điện tử Shopee. Tencent cũng đầu tư vào startup gọi xe Indonesia Go-Jek - công ty cung cấp nền tảng GoPay cho phép khách hàng thanh toán cước, mua sắm, mạng xã hội...

"Tencent đang phát triển năng lực thanh toán xuyên biên giới và các mối quan hệ xã hội cho người dùng", nhà phân tích Danny Mu của Forrester cho biết. "Các kết nối xã hội là trọng tâm trong chiến lược đầu tư của Tencent".

Tuy nhiên, để giành thị phần, nhiều công ty đang phải chấp nhận lỗ. Tại Indonesia, nơi thị trường thương mại điện tử được dự báo sẽ bắt kịp Ấn Độ vào năm tới, Lazada, Tokopedia, Shopee và JD.com của Trung Quốc đều đang chịu lỗ sau khi chi đậm vào khuyến mại cho khách hàng và giảm chiết khấu để thu hút nhà cung cấp, theo nhà phân tích Paul McKenzie của CLSA.

“Nuôi thử cún con” - Thủ thuật mang lại hiệu quả "chốt sale" cao bất ngờ, nhờ lợi dụng điểm yếu "chết người" của khách hàng

"Nuôi thử cún con" được đánh giá là kỹ thuật bán hàng hiệu quả nhất trong thời đại ngày nay, được đặc tên theo cách thức bán hàng kinh điển sau:

Khi một khách hàng (người ra quyết định) bước chân vào cửa hàng vật nuôi với một đứa bé đang nằng nặc đòi mua cún con, họ sẽ không khỏi băn khoăn về quyết định sắp tới trong lúc ngắm nhìn xung quanh, vì thú cưng là một trách nhiệm về tài chính và tình cảm rất nặng nề.
học kế toán kèm riêng theo yêu cầu
Nhận ra được nỗi băn khoăn của khách hàng, nhân viên sale ngay lập tức tư vấn "Tại sao anh/ chị không mang bé cún này về nuôi thử trong vài ngày?". Cún con có thể được mang về nuôi thử và mang trả bất cứ khi nào khách hàng muốn, 100% tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả, đảm bảo người mua không bao giờ bị thiệt.

Và như thế, hiếm có khách hàng nào có thể cưỡng nổi lời đề nghị hấp dẫn kia, nhất là khi đứa bé đi cùng đang vô cùng phấn kích và nhìn họ với ánh mắt đầy mong chờ.

Rồi chuyện gì sẽ xảy ra? Khách hàng đem cún con về nhà với niềm tin rằng họ có thể trả hàng lại nếu như có sự cố, cả gia đình với chú cún con mới sẽ lập tức trở nên vui vẻ hơn với nhiều hoạt động chơi đùa cả trong nhà và ngoài trời. Cún con sẽ chào tạm biệt vị khách mỗi khi họ đi làm và trung thành đứng đợi ngay cửa vào mỗi cuối ngày. Đơn hàng ngay lập tức được "chốt", không phải bởi nhân viên sale, và chính bởi chú cún con kia.

Thủ thuật "nuôi thử cún con" lợi dụng một điểm yếu chết người của người tiêu dùng: Mua theo cảm xúc rồi tự trấn an bằng logic cá nhân.
dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm

Đa phần các sản phẩm nội thất cao cấp như thảm lót sàn hay nệm cao su tự nhiên sẽ luôn có chương trình dùng thử tại nhà, với hứa hẹn sẽ giúp khách hàng có một trải nghiệm chuẩn xác nhất với cam kết hoàn tiền 100% nếu không ưng ý.

Nhưng đa phần người dùng sẽ giữ luôn sản phẩm vì không ai muốn phải hì hục sắp xếp lại nội thất và dành thời gian để giám sát người lạ vào nhà để gỡ sản phẩm đi trả.

Các đại lý xe hơi cũng thuộc lòng kỹ thuật "cún con" và áp dụng rất thành công với tên gọi "đăng ký lái thử". Những người có ý định mua xe được phép lấy mẫu xe mà mình đang có cảm tình để chạy thử một vòng, ngay lập tức, cảm giác sở hữu xe sẽ được in sâu trong tâm trí những người đang lái thử. Nhiều nhân viên sale còn đi xa hơn một bước khi khuyến khích khách hàng chạy xe về khu vực mình sinh sống để trải nghiệm. Những người hàng xóm khi thấy xe mới chắc hẳn sẽ trầm trồ khen ngợi, thúc đẩy ham muốn sở hữu của khách hàng.

Nổi bật không kém là một công ty kinh doanh trang sức qua mạng, với chương trình "Thử trước – Mua sau", người dùng có thể đặt nhiều khung nhẫn sao chép để về ướm thử lên tay mình, cũng như thảm sàn hay xe hơi, việc trả hàng được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Nhưng cảm giác quen thuộc trên tay sẽ chẳng bao giờ có thể thay thế được, và đa số người dùng quyết định mua hẳn chiếc nhẫn thật để sử dụng.
dịch vụ hoàn thuế
Rủi ro lớn nhất là áp dụng chiến thuật này với người không có quyền đưa ra quyết định. Đi dạo chỉ để ngắm nghía sản phẩm là một trong những thói quen khó bỏ, nhân viên sale không xác định được nhu cầu của khách sẽ dẫn tới một số đơn hàng dùng thử nhưng hoàn toàn không có khả năng thanh toán.

Rủi ro tiếp theo nằm ở việc "ép" khách hàng dùng thử sản phẩm mà họ không có hứng thú. Điều này có thể được tránh khỏi bằng việc để khách chủ động tham khảo và nêu ra ý muốn của chính mình. Cho khách hàng lái thử một chiếc Ford trong khi họ đang tìm mua xe tải sẽ chẳng bao giờ đem về doanh thu.

Và rủi ro cuối cùng và đồng thời là yếu tố khó tránh được nhất: Sản phẩm bị lỗi trong thời gian dùng thử. Tưởng tượng một chiếc xe bị hỏng dọc đường hay một chiếc nệm bị gãy khung trong lúc khách hàng đang "trải nghiệm". Không chỉ đơn hàng đó bị hủy hoàn toàn, vị khách hàng kia còn có khả năng từ chối sử dụng cả thương hiệu và "lôi kéo" những người quen cùng tẩy chay.

Nhưng suy cho cùng, chiến thuật "nuôi thử cún con" vẫn được rất nhiều nơi áp dụng do tỷ lệ "chốt sale" hiệu quả đến không ngờ. Chiến thuật này hứa hẹn sẽ giúp các doanh nghiệp đem về doanh thu vượt xa chi phí rủi ro, chỉ cần đảm bảo 3 điều kiện sau: Một là nhân viên Sale phải "chọn mặt gửi vàng", hai là khách hàng phải thật sự thích sản phẩm đó trước khi dùng thử, và cuối cùng là "cún con" phải được kiểm tra kỹ càng vì nó sẽ đại diện cho cả một thương hiệu trong mắt vị khách tiềm năng.


Một khi sản phẩm đã nằm trong tay khách hàng và họ được trải nghiệm hạnh phúc khi sở hữu vật chất mới, đơn hàng sẽ tự động được chốt trước khi doanh nghiệp nhận ra.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Thương lái Trung Quốc ra sức mua cá tra Việt, đem tăng trọng… rồi xuất khẩu

Phát biểu tại hội nghị thúc đẩy xuất khẩu sáng nay (ngày 23/4), ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP cho biết, năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,28 tỷ USD, tăng tới 48% so với năm trước.
dịch vụ thành lập dn tại bắc giang
Đáng chú ý, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo VASEP, xuất khẩu sang Trung Quốc còn nhiều bất cập vì quy định doanh nghiệp xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong danh mục những nhà sản xuất thuỷ sản được Trung Quốc công nhận.

Ngoài ra, trong khi nhu cầu các sản phẩm cá tra chất lượng cao có xu hướng hồi phục tại một số thị trường quan trọng thì nguyên liệu trong nước lại gặp “vấn đề”. Đặc biệt là hiện tượng thương lái Trung Quốc ra sức thu mua cá tra, bất kể chất lượng, đem gia công và tăng trọng… để xuất khẩu qua biên giới.
dịch vụ thành lập dn tại hải dương
“Việc không quản lý chặt chẽ chất lượng cá tra xuất khẩu đi Trung Quốc đang được gia công chế biến tràn lan sẽ gây tổn hại đến uy tín chất lượng cá tra Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu khác”, ông Trương Đình Hòe nhận định.

Theo vị này, Trung Quốc không còn là thị trường hàng chất lượng thấp mà là một thị trường phát triển và nhạy cảm với các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Cuối năm 2017, trên một trang báo điện tử chuyên ngành thuỷ sản của Trung Quốc đã đặt ra quan ngại về chất lượng cá tra Việt Nam đồng thời đề cập đến hiện tượng nhiều cá nhân người Trung Quốc liên quan đến hoạt động buôn lậu cá tra.
dịch vụ thành lập dn tại bắc ninh
Qua thống kê, lãnh đạo VASEP cho biết, có hơn 50% là xuất khẩu qua được chính ngạch, còn lại hơn 40% xuất khẩu qua đường tiểu ngạch (đường bộ, đường biên giới). Giá cả đi qua đường tiểu ngạch đang chênh so với đuòng chính ngạch khoảng 1 USD/kg.

Để việc xuất khẩu cá tra ổn định và đạt kim ngạch xuất khẩu dự kiến trên 1,8 tỷ USD, đồng thời tránh những hậu quả như phụ thuộc vào thị trường, VASEP cho rằng, cần các giải pháp quản lý chặt chẽ, đồng bộ.

Theo đó, VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét và chỉ đạo thực hiện chất lượng theo chuẩn quốc tế đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đi Trung Quốc bằng đường bộ thông qua việc cấp và kiểm tra bắt buộc Chứng thư chất lượng ATVSTP trước khi xuất khẩu.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng và thị trường xuất khẩu nói chung đang vấp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là xu hướng bảo hộ.

“Chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại và thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng đầu năm 2018. Lần đầu tiên sau rất nhiều năm, Hoa Kỳ mới lại áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu trong thương mại (đối với máy giặt)”, Bộ trưởng nói.

Cũng theo Bộ trưởng Công Thương, Hoa Kỳ cũng sẵn sàng mâu thuẫn với chính mình, thay đổi quy tắc xuất xứ đã được Hoa Kỳ công nhận và duy trì nhiều năm để có thể đánh thuế "chống lẩn tránh" vào tôn xuất khẩu của Việt Nam.

“Mức thuế chống bán phá giá cá tra - basa mới được công bố gần đây cũng cao một cách bất thường, có thể nói là bảo hộ quá mức”, ông Trần Tuấn Anh nói.

“Học trước, quên sau” do học nhồi nhét

 Ngày nay, con trẻ học như một cái máy, nhiều đứa học không phải vì niềm say mê, vui thích mà vì bị ép học. Học tập đối với chúng là trách nhiệm, cũng là để thỏa mãn kỳ vọng của cha mẹ. Chúng cảm thấy sợ và việc học là một nỗi lo lắng, mệt mỏi chứ không hề có ý nghĩa sâu xa, cao cả vốn có của nó.
dịch vu kế toán thuế trọn gói
Để đối phó với tham vọng thành tích của thầy cô và cha mẹ, để giải quyết xong đống bài vở khổng lồ nên học sinh luôn có tâm lý học tủ, học vẹt. Trừ một số môn học các em thích thì tìm hiểu và tham khảo nhiều hơn, còn lại thì đều học cho xong, cho thật nhanh. Thế nên thật dễ hiểu vì sao, bài kiểm tra của trẻ vẫn cứ 9, 10 điểm mà đến khi hỏi về kiến thức cơ bản thì chẳng còn gì lắng đọng trong đầu chúng nữa. Các em bị nhồi, bị học dồn liên tục trước lúc thi, học ôn theo đề cương và hướng dẫn có sẵn, để rồi đi thi được cho làm đề theo mẫu. Khi ra khỏi mẫu đó, nhiều em không hiểu gì và không thể làm được bài

Tôi là một gia sư bất đắc dĩ nhiều năm qua, chuyên đi dạy thêm cho các em học sinh cấp 2, 3. Với đồng lương văn phòng ít ỏi, nhưng kiến thức phổ thông vẫn chắc nên tôi đi dạy thêm để có tiền trang trải cuộc sống. Càng thấy học sinh học nhiều, tôi càng thấy chúng bị hổng kiến thức cơ bản ghê gớm. Học lớp 9, đã qua cái tuổi được coi là phải hoc thụ động nhưng nhiều học sinh chưa chủ động học hành, việc học vẫn là đối phó và theo thành tích chung của xã hội.
dịch vụ hoàn thuế gtgt
Ngày hai buổi, trung bình khoảng 8 tiết với 5 môn mỗi ngày, học sinh cũng đã đủ mệt để cõng một ba lô sách vở trên lưng. Chương trình học năm sau nhiều hơn và khó hơn năm trước. Kể cả học sinh học khá giỏi và những em vốn siêng năng cũng cảm thấy vất vả và quá sức. Học xong còn bài tập về nhà, đọc sách giáo khoa, làm sách bài tập của đủ các môn học.

Như thế còn chưa đủ vì ở nhà, phụ huynh còn cho con mình đi học thêm các lớp học nâng cao, bồi dưỡng, ôn thi... Đủ các lớp, lớn thì lo thi lớp chuyên, trường chọn, bé thì lo học năng khiếu, ngoại ngữ, kỹ năng sống…

Nói chung thời nay, dường như trẻ chỉ được sống hồn nhiên, vô tư đúng đến năm 6 tuổi, sau đó chúng phải ở trong guồng quay học hành, thi cử triền miên. Nhiều gia đình có điều kiện, các gia đình ở thành phố dành tổng lực đầu tư cho con. Từ lúc đi mẫu giáo, mới bắt đầu nói sõi tiếng mẹ đẻ, cha mẹ đã cho con đi học ngoại ngữ, hội họa, âm nhạc…

Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về việc kiện toàn kiến thức ngày càng cao nên các phụ huynh ra sức cho con mình học càng nhiều. Ngoài kiến thức sách vở, các em còn phải học nhiều kỹ năng khác trong cuộc sống. Nhưng ngay cả những ứng xử đơn giản trong trường học, trong cuộc sống, các em nhiều khi không tự mình làm được.
dịch vụ kế toán quận tân phú
Nhiều phụ huynh đổ lỗi cho chương trình giáo dục nặng nề và thiếu khoa học nhưng chính họ lại tạo áp lực học tập và việc làm tương lai cho các con mình. Họ muốn con giỏi toàn diện, muốn chúng biết tuốt nên cho đi học đủ thứ, đủ môn. Nhưng khi để chúng viết một đoạn văn biểu cảm cảm xúc của bản thân thì chúng không thể tự viết được.

Tôi có một cô bạn đồng nghiệp đang có con học lớp 2 đã cho con đi học thêm đủ các môn, ngoài toán, tiếng Anh và tiếng Việt, cô còn cho con đi học vẽ, nhạc, bơi. Nói chung là cả gia đình cô bạn này đầu tư tổng lực cả tiền bạc, thời gian và công sức cho con mình. Nhưng thỉnh thoảng có vài buổi con bị điểm kém môn Toán, chưa làm bài môn Văn là cô lại buồn, tức giận và đánh mắng con mình.

Sự cầu toàn của phụ huynh, việc chạy theo thành tích của giáo viên và nhà trường làm cho việc học của học sinh bị quá tải, khiến kiến thức trôi nhanh sau khi học.

Học nhiều, khối lượng sách vở và kiến thức khổng lồ nên học sinh không đủ thời gian để tư duy và rèn luyện các kỹ năng lưu trữ kiến thức, vì vậy các em “học trước, quên sau”. Và thế là điệp khúc, học nhồi, học thêm cứ tiếp diễn thành một vòng tròn áp lực và gánh nặng cho các em.

Đường sắt giảm giá vé cho hành khách đi tàu ở các cung chặng ngắn

Theo đó, việc giảm giá vé cho hành khách mua khứ hồi chỉ được áp dụng trên các đoàn tàu khu đoạn tuyến Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Vinh và Hà Nội-Đà Nẵng.
trung tâm đào tạo kế toán tại nguyễn chí thanh
Điều kiện áp dụng chính sách giảm giá vé khứ hồi, hành khách mua cả vé lượt đi và vé lượt về (ga hành khách lên tàu lượt đi là ga xuống tàu lượt về và ngược lại; cùng một hành khách đi tàu (cùng họ tên, số giấy tờ tùy thân, đối tượng); hành khách thuộc đối tượng chính sách xã hội mua vé khứ hồi được áp dụng đồng thời cả chính sách vé khứ hồi và chính sách dành cho các đối tượng chính sách xã hội.
trung tâm kế toán tại thủ đức
Sau khi đã đổi vé, nếu hành khách tiếp tục có nhu cầu trả lại vé, ngành đường sắt áp dụng mức thu lệ phí là 50% giá vé (đối với vé giường nằm khoang 4 giường điều hoà và khoang 2 giường điều hoà) và 10% giá vé (đối với vé giường nằm khoang 6 giường điều hoà và ghế ngồi).
trung tâm đào tạo kế toán tại minh khai
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội cũng có chính sách giảm giá vé một chiều đối với hành khách có vé lượt đi các mác tàu LP5, LP7, LP3, HP1, LP6, LP8, LP2, HP2. Giá vé lượt về bán bằng 90% giá vé hiện hành.

Trong trường hợp trả vé, hành khách sẽ phải bỏ ra lệ phí trả vé là 20% giá in trên thẻ lên tàu hoả./.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Thuế tài sản nhà, đất: “Đánh mạnh vào người giàu, 90% dân không ai phản đối!”

Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo tờ trình gửi Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này đề xuất sẽ đánh thuế tài sản đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp nhưng sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở.
Nhà và công trình trên đất có giá trị trên 700 triệu đồng, ô tô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên, tàu bay, du thuyền... sẽ bị đánh thuế. Mức thuế suất dự kiến ở mức 0,3 hoặc 0,4%. Dự thảo Luật thuế tài sản của Bộ Tài chính nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ người dân và giới chuyên gia.
Xung quan dự án này, PGS. TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, Đại biểu Quốc hội (Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách) đã có một số chia sẻ với PV Dân trí.
Mục tiêu thì tốt… dịch vụ báo cáo tài chính tại tp hcm

Thưa ông, Bộ Tài chính hiện đang lấy ý kiến về việc xây dựng Dự án Luật Thuế tài sản. Đây là một loại thuế khá phổ biến được nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, theo ông, thuế tài sản liệu có phù hợp với Việt Nam vào thời điểm này hay không?
Thuế tài sản là sắc thuế khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong điều tiết hành vi sử dụng, chiếm hữu tài sản cũng như đóng góp nguồn thu ngân sách.
Đối với các loại tài sản hữu hạn thì cần phải có các quy định điều tiết hành vi sở hữu. Điển hình như nhà đất, bất động sản là tài sản hữu hạn, không phải vô hạn nhưng nhu cầu lại là phổ thông, tất cả mọi người đều cần. Do đó, phải sử dụng thuế tài sản để điều chỉnh, hạn chế hành vi chiếm hữu quá nhiều, làm mất cơ hội tiếp cận của người khác. dịch vụ làm báo cáo tài chính tại cầu giấy

Rõ ràng, một sắc thuế phổ biến với mục tiêu cơ bản là điều tiết hành vi, tạo ra sự công bằng, cơ hội tiếp cận cho mọi người thì là một sắc thuế tốt. Vậy sắc thuế này có phù hợp với Việt Nam không?
Theo tôi, Việt Nam đang là nước thu nhập chưa cao, thậm chí chúng ta cũng chỉ vừa thoát khỏi ngưỡng nghèo và đang ở ngưỡng trung bình nhưng thấp. Tuy nhiên, giá nhà đất của chúng ta lại rất cao, thậm chí nếu tính tương quan giá nhà đất với thu nhập ở Việt Nam là cao nhất. Vì sao? Bởi trong đấy có lý do hết sức cơ bản là tình trạng đầu cơ, đẩy giá bất động sản, đẩy giá nhà lên.
Dân số Việt Nam đông, nhu cầu sở hữu nhà đất lớn nhưng số lượng nhà ở đất đai có hạn, nếu một nhóm người chiếm hữu quá nhiều sẽ khiến nguồn cung ít đi. Mà cầu nhiều lại là nguyên nhân khiến giá tăng, người đầu cơ hưởng lợi, vô hình chung điều đó khuyến khích thúc đẩy đầu cơ.
Trong bối cảnh đó, nếu như thuế tài sản điều tiết được hành vi chiếm hữu này, hạn chế những người chiếm hữu quá nhiều bất động sản sẽ tạo cơ hội tiếp cận nhà đất cho những người không có nhiều tiền. dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Xin ông chia sẻ thêm về lý do tại sao thuế tài sản lại có thể góp phần điều tiết hành vi chiếm hữu tài sản, tạo cơ hội tiếp cận cho nhiều người thu nhập thấp hơn?
Tất nhiên quyền sở hữu tài sản là của công dân, nhà nước không thể dùng biện pháp hành chính cấm. Tuy nhiên, ở đây, anh có quyền mua nhiều nhưng phải nộp thuế cao, nộp thuế cao để buộc anh phải tính toán hạn chế chiếm hữu đi, tạo cơ hội tiếp cận cho người khác. Còn nếu muốn chiếm hữu nhiều thì phải nộp nhiều thuế, khoản thuế đó được tập trung vào ngân sách và để trang trải, đầu tư hạ tầng, nhà mới cho xã hội, tạo cơ hội cho người khác.
Chính vì vậy, nhiều năm qua, các chuyên gia và nhiều người cho rằng, Việt Nam nên áp dụng thuế tài sản. Nếu làm tốt rõ ràng tránh được tình trạng đầu cơ, giá tài sản tăng quá cao, nhiều người chiếm hữu quá nhiều nhà cửa, đất đai.
Tình trạng sở hữu đất đai, nhà cửa mà theo kiểu “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra” ở Việt Nam không hề thiếu. Nếu đánh thuế tài sản sẽ buộc họ phải điều tiết.
Như vừa qua, 3 đặc khu kinh tế của chúng ta vừa mới dự kiến hình thành thôi là nhà đầu cơ đã nhảy ra mua đất chờ giá tăng. Họ cứ đổ tiền vào đó bởi dù sau này giá đất tăng hay không tăng họ cũng không phải nộp thêm đồng thuế nào.
Tuy nhiên, nhà đầu cơ có tiền ném ra đấy, ôm hết đất lại thì khi giá lên người dân, Nhà nước hay nhà đầu tư có hưởng lợi không? Dĩ nhiên là không, như các nhà đầu tư, do giá đất tăng lên khiến họ phải bỏ nhiều tiền hơn để đầu tư mặt bằng, đầu tư phát triển, trong khi đáng ra tiền đó có thể dùng để đầu tư kinh doanh. Còn nhà nước thì mất thêm chi phí giải phóng mặt bằng khi đền bù lấy đất thu hút đầu tư.
Hoặc chúng ta nhìn thấy Nhà nước bỏ tiền rất nhiều chỉnh trang đô thị, khi giá đất tăng lên người đầu cơ hưởng lợi, nhà nước hưởng gì? Thôi thì người dân được hưởng lợi cũng được nhưng lại không công bằng bởi những người di dời nhà đi để có con đường đấy thì lại được đền bù thấp, trong khi những xung quang đấy tự nhiên hưởng lợi, như vậy là không công bằng.
Thuế tài sản tạo ra công bằng cho những người sở hữu tài sản, đặc biệt là tài sản hữu hạn. Việt Nam đang mất công bằng nên việc áp dụng thuế tài sản là cần thiết.
… nhưng đề xuất cho cảm giác tận thu
Một sắc thuế như ông phân tích là rất cần thiết và phù hợp với Việt Nam nhưng trên thực tế gặp phải nhiều phản đối từ phía người dân. Vậy theo ông, lý do ở đây là vì sao?
Vấn đề là cách chúng ta điều tiết như thế nào? Dự thảo lấy ý kiến của Bộ Tài chính chịu phản ứng của đông đảo vì cách tiếp cận mục tiêu điều tiết không có, không nhìn thấy người chiếm hữu nhiều tài sản phải đóng thuế nhiều trong khi người sử dụng ít, tối thiểu như người thu nhập thấp vay tiền mua nhà ở xã hội giờ cũng nằm trong đối tượng chịu thuế.
Có một số đối tượng họ được miễn thuế nhưng ở đây là nhà nước đặt ra chính sách miễn thuế, còn họ vẫn là đối tượng chịu thuế. Khác nhau hoàn toàn, người ta phản đối với lý lẽ rằng “tôi không cần xin, tại sao tôi phải xin nhà nước miễn thuế”.
Như vậy, chúng ta đang áp dụng cơ chế làm tất cả mọi người phải chịu gánh nặng đóng thuế. Cách đưa ra như thế khiến người ta cảm giác tận thu nên phản đối là điều dễ hiểu.
Vậy trong bối cảnh Việt Nam phải tính thuế như thế nào thì phù hợp, thưa ông?
Kinh nghiệm các nước thì đúng là nhiều nước bất kể người nào sở hữu tài sản đều phải nộp thuế nhưng với Việt Nam có nên không? Có nước bắt đầu từ khởi điểm nào đó mới phải nộp thuế? Đây mới là vấn đề chúng ta nên học kinh nghiệm, áp dụng kinh nghiệm nào?
Dự thảo đưa ra khởi điểm 700 triệu đồng, trên thực tế làm gì có cái nhà nào dưới 700 triệu. Còn dự thảo tính dựa trên suất đầu tư là sai lầm của Bộ Tài chính. Đánh thuế lại đưa ra công thức tính giá không thật, tính thuế phải tính đúng giá thật. Nhà nào là nhà dưới 700 triệu, có thể 1 căn chung cư rất bình thường có giá trên 700 triệu đồng nhưng 1 căn biệt thự rất đẹp cũng dưới 700 triệu đồng.
Chúng ta phải tính dựa trên giá trị thật đi, còn tại sao không làm được thì phải nghĩ, không thể vì chưa đánh giá đúng giá trị lại dùng những cái méo mó lệch lạc. Như vậy thì chính sách sai.
Với sắc thuế này, hãy tính ra giá trị trung bình của xã hội là bao nhiêu, dưới mức đó không phải nộp thuế còn những người nào đang chiếm hữu nhiều hơn mức trung bình thì phải đóng góp vào ngân sách để đầu tư phát triển, tạo cơ hội tiếp cận nhà cho người khác.
Vậy người dân có phản đối không? Tôi nghĩ những người ở mức trung bình trở xuống người ta thấy như thế không tạo sức ép, không ảnh hưởng thì sẽ không còn phản đối.
Còn người chiếm hữu nhiều tài sản thì không chỉ mức thuế 0,4% mà phải luỹ tiến như nhiều nước đưa ra với dạng bất động sản cao cấp, xa xỉ. Nếu đưa ra chính sách luỹ tiến với những đối tượng như thế rõ ràng người dân nhìn thấy mục tiêu là điều tiết những người đang chiếm hữu quá nhiều tài sản của xã hội. Vậy thì làm gì có ai phản đối. Có chăng chỉ là 10% người giàu phản đối chứ 90% người dân Việt Nam sẽ đồng tình.
Nếu đưa ra chính sách như thế cũng đừng lo ngại nguồn thu ít, có khi còn nhiều hơn. Vì hiện đang áp dụng đại trà, người dân đang đóng vài triệu mỗi năm trong bối cảnh thu nhập bình quân hiện nay thì sức ép quá lớn bởi thu nhập bình quân đầu người của chúng ta cũng mới chỉ có 2.400 USD/năm.
Trong khi đó, nếu thu đại trà như hiện nay thì phải chi phí cho công tác thu phí nhiều. Hiện nếu phải thu 90 triệu dân thì chi phí cho bộ máy rất lớn nhưng chỉ nhắm vào đối tượng chiếm hữu nhiều thì đối tượng thu thuế sẽ ít đi, chi phí hành chính ít, hiệu quả hơn rất nhiều.
Như vậy, không chỉ người dân đồng tình mà nguồn thu cũng tăng. Đương nhiên sẽ có tác động đến hành vi đầu cơ, tác động tới việc mua nhà đất chờ tăng giá khiến thị trường minh bạch, lành mạch, giá nhà đất bình ổn hơn. Rõ ràng việc đó là tốt cho xã hội, như vậy mới đúng nghĩa tạo ra lành mạnh cho xã hội trong khi tạo nguồn thu ngân sách.